Năng lượng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, giúp duy trì sự sống, thúc đẩy các hoạt động sản xuất và phát triển xã hội. Năng lượng được chia thành hai loại chính là năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Để hiểu rõ hơn về hai dạng năng lượng này, mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Gas South.
1. Khái niệm năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Chắc hẳn, hai thuật ngữ năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo còn khá mới mẻ với mọi người. Dưới đây là khái niệm chi tiết.
1.1. Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn được hình thành liên tục và gần như vô hạn gồm: Mặt trời, thủy triều, gió, mưa… Được xem như nguồn năng lượng sạch hoàn toàn hay năng lượng tái sinh, trái ngược hoàn toàn với năng lượng hóa thạch.
Năng lượng tái tạo được hình thành từ các yếu tố thiên nhiên
1.2. Năng lượng không tái tạo là gì?
Năng lượng không tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo rất chậm hoặc không thể tái tạo được như: Dầu mỏ, khí đốt, than đá. Sau một thời gian khai thác, các nguồn này sẽ bị cạn kiệt dần.
Năng lượng không tái tạo được tạo ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Các dạng năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo được phân thành nhiều dạng. Dưới đây là những dạng phổ biến nhất.
2.1 Năng lượng tái tạo
Mặc dù còn khá mới nhưng năng lượng tái tạo đang có xu hướng toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong tương lai. Các dạng năng lượng tái tạo có thể kể đến như:
-
Năng lượng mặt trời: Đây là nguồn năng lượng sạch phổ biến nhất. Từ nguồn năng lượng mặt trời, con người có thể khai thác nhiều công nghệ hiện đại như: Quang điện, quang hợp nhân tạo, sưởi ấm…
-
Năng lượng gió: Tương tự như năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió đóng vai trò không kém phần quan trọng. Năng lượng gió được tạo ra từ sức gió thông qua các tuabin. Các tuabin gió thường có quy mô lớn, công suất dao động từ 600kW đến 9MW. Tốc độ gió tăng sẽ làm nguồn điện tăng theo giúp tuabin gió đạt được công suất tối đa.
-
Năng lượng sinh học: Còn được gọi với các tên khác là năng lượng sinh khối. Năng lượng sinh học có nguồn gốc từ sinh vật sống có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc đốt cháy để tạo ra nhiệt. Hiện nay, việc sử dụng năng lượng sinh học từ thực vật đã tạo ra lượng khí CO2 lớn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì thế mà năng lượng sinh học gần như không được coi là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn như trước.
-
Năng lượng địa nhiệt: Loại năng lượng này được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất cùng sự phân rã phóng xạ ở các khoáng chất. Tại những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được sử dụng để khai thác, sản xuất điện. Công nghệ khai thác địa nhiệt vẫn còn gặp nhiều hạn chế, những vấn đề về kỹ thuật cũng làm giảm bớt các lợi ích của năng lượng địa nhiệt mang lại.
-
Năng lượng thủy triều: Là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, con người đã tận dụng thủy triều để tạo ra điện dựa theo sự chuyển đổi năng lượng. Việc sử dụng năng lượng thủy triều vẫn còn hạn chế vì chi phí đầu tư tốn kém. Đồng thời cũng chỉ áp dụng ở những nơi thủy triều đủ cao hoặc nơi có tốc độ dòng chảy lớn.
-
Năng lượng chất thải rắn: Việc tái chế rác thải hữu cơ thành năng lượng là giải pháp cần thiết trong thời đại hiện nay. Sự ra đời của nguồn năng lượng chất thải rắn không chỉ đem đến nguồn năng lượng sạch mà còn giảm khí thải nhà kính, xử lý hiệu quả nguồn rác thải. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải ở những quốc gia đang phát triển vẫn còn gặp hạn chế vì thiếu vốn đầu tư, công nghệ.
-
Thủy điện: Nguồn năng lượng này sạch hoàn toàn và được sử dụng ở nhiều quốc gia. Thủy điện hoạt động bằng cách dựa vào sức nước trong những dòng chảy có tốc độ nhanh, thiết lập tuabin máy phát điện. Mặc dù vậy nhưng một số ý kiến khác cho rằng các đập, công trình thủy điện lại không được coi là năng lượng tái tạo. Bởi vì để xây dựng đập thủy điện, người ta cần phải chặt bỏ một lượng lớn rừng, gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật hoang dã, chim chóc và côn trùng. Bên cạnh đó, các đập, công trình thủy điện còn gây nên những tác động tiêu cực khác như tình trạng ngập nước, các tác động đến hệ sinh thái sông và đất canh tác. Nhiều dự án và nghiên cứu gần đây cho thấy thủy điện là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính cao.
-
Pin nhiên liệu hydro, nhiên liệu đốt hydrogen: Nhiên liệu hydrogen hiện được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, đem đến nguồn năng lượng cho động cơ điện tựa như pin lưu trữ điện. Nguồn nhiên liệu được ứng dụng cho những loại xe chạy bằng hơi nước.
2.2. Năng lượng không tái tạo
-
Dầu mỏ: Được sử dụng trong việc sản xuất nhiên liệu cho các phương tiện di chuyển, sản xuất các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel, nhựa đường.
-
Than đá: Được sử dụng để cung cấp nhiệt cho ngành công nghiệp, sản xuất ra năng lượng điện.
-
Khí đốt: Áp dụng vào việc sản xuất điện, sản xuất nhiên liệu cho phương tiện di chuyển và các ngành công nghiệp.
3. Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo
Giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo có một số điểm khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt thông qua một số khía cạnh sau:
Về tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn
Vì được khai thác, sử dụng trong quá trình sản xuất mà không cân nhắc tới tác động dài hạn đến tài nguyên, môi trường nên năng lượng không tái tạo sẽ có tầm nhìn ngắn hạn hơn. Trái lại, năng lượng tái tạo lại có tầm nhìn dài hạn với mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường cho tương lai.
Sự bền vững và các tác động môi trường
Việc sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Điển hình là ô nhiễm nước, đất, không khí. Trong khi đó, sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Năng lượng tái tạo cũng là giải pháp bền vững vì chúng có khả năng tái tạo, không làm cạn kiệt tài nguyên.
Về khả năng tái tạo
Nguồn năng lượng không tái tạo được khai thác từ tài nguyên thiên nhiên có giới hạn, không có khả năng tái tạo hoặc tốc độ tái tạo rất chậm. Ngược lại, nguồn năng lượng tái tạo có khả năng tái tạo được, không gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Năng lượng tái tạo và không tái tạo có nhiều điểm khác biệt
4. Gas South - nhà cung cấp khí tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam
Gas South là công ty chuyên kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Công ty được thành lập vào năm 2000 và hiện là một trong những nhà cung cấp khí hàng đầu tại Việt Nam.
Với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm các tỉnh thành khu vực Miền Tây, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Miền Trung cùng đội ngũ nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp của Gas South sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Quý Khách hàng và Quý đối tác có nhu cầu với các sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với Gas South theo các kênh sau:
-
Trụ sở chính: Lầu 4, PetroVietnam Tower, Số 1 - 5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
-
Hotline: 028.3910.0108 - 028.3910.0324
-
Email: lienhe@pgs.com.vn
-
OA Zalo: https://zalo.me/gassouth18006776
Như vậy, bài viết của Gas South đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo, biết cách phân biệt chúng. Hy vọng rằng qua bài viết bạn có thể hiểu thêm về hai loại năng lượng này và các ứng dụng của chúng trong đời sống thực tế.
Lê Tường Nhẫn