Chuyển đổi sử dụng LNG thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như than đá, dầu mỏ đang là xu hướng toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Nhu cầu sử dụng LNG của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các nhà máy nhiệt điện trong nước ngày càng tăng. Trong khi đó nguồn cung LNG nội địa đang trên đà giảm sút nghiêm trọng.
Điều này đã tạo ra cơ hội và thách thức gì cho thị trường LNG Việt Nam trong tương lai? Hãy cùng Gas South tìm hiểu về chủ đề này để hiểu rõ hơn về thị trường LNG tại Việt Nam trong bài viết sau đây nhé!
1. Tầm quan trọng của LNG trong ngành năng lượng
Ngành năng lượng thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Nhu cầu về năng lượng đang ngày càng tăng cao do sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế. Trong khi đó, việc sử dụng nhiên liệu truyền thống như dầu mỏ, than đá đã tạo ra lượng khí thải carbon lớn, gây nên hiệu ứng nhà kính đe dọa đến vấn đề tồn, vong của toàn nhân loại.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như khô hạn, siêu bão, nước biển dâng, lũ lụt… đang diễn ra với tần suất cao hơn, do vậy, việc cắt giảm khí thải carbon là việc làm cấp bách nhất hiện nay để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Vậy, làm sao để đạt được mục tiêu này trong khi vẫn đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu?
Giải pháp được đặt ra là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, song song với việc tăng cường sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên. Hiện nay, việc sản xuất điện từ các nguồn tái tạo như điện gió, điện mặt trời vẫn còn nhiều bất ổn do trình độ kỹ thuật chưa cao và công nghệ pin chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Vì vậy, việc sử dụng khí thiên nhiên làm năng lượng thay thế đang trở nên cấp thiết.
Nhà máy điện khí LNG tại Malaysia
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là chất khí không mùi, không màu, không gây ăn mòn, không độc hại và nhẹ hơn không khí. Khí thiên nhiên sau khi được khai thác và tách lọc sẽ được làm lạnh sâu ở nhiệt độ -162 độ C để hóa lỏng và đựng trong bồn chuyên dụng giúp vận chuyển dễ dàng hơn.
LNG chứa thành phần chính là Metan (90%) nên rất dễ cháy, nhiệt độ ngọn lửa có thể đạt tới 2340 độ C. Đặc biệt, trong quá trình cháy, LNG không tạo ra muội than và tạo ra ít hơn 30% CO2 so với dầu và ít hơn 45% so với than đá và gần như không phát thải SO2. LNG cũng có giá trị năng lượng cao hơn, giúp quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Khám phá thị trường LNG Việt Nam
“Không đánh đổi môi trường và an sinh xã hội để đổi lấy các chỉ số tăng trưởng kinh tế đơn thuần” là khẳng định và quyết tâm của chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Chính Trị cũng đã đưa ra Nghị quyết số 55-NQ/TW, hoạch định rõ chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, Đảng, Chính Phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050 nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính theo cam kết tại COP26.
Để thực hiện mục tiêu này, việc chuyển đổi sử dụng LNG thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than đá và dầu mỏ chính là ưu tiên hàng đầu. So với các nước phát triển trên thế giới, ngành công nghiệp khí của Việt Nam còn trong giai đoạn đang phát triển. Nhu cầu sử dụng trong nước chưa thực sự bùng nổ nhưng lại có xu hướng tăng, dự báo đạt tốc độ tăng trưởng 7% hàng năm trong 10 năm tới.
Ngành công nghiệp khí của Việt Nam hiện ở giai đoạn đang phát triển so với thế giới. Nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên trong nước thấp hơn so với khu vực và thế giới, nhưng lại có xu hướng tăng đều đặn. Theo BMI Research, trữ lượng khí thiên nhiên tại Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực (sau Indonesia và Malaysia) với sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt khoảng 10.6 tỷ m3 khí. Báo cáo ngành khí Việt Nam dự đoán với tốc độ khai thác hiện tại, tổng trữ lượng khí sẽ đủ khai thác trong vòng 18 - 20 năm tới tính từ thời điểm năm 2020. Tuy nhiên, để đáp ứng cho việc phát triển điện khí mạnh mẽ trong tương lai, nhu cầu tăng do làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ các nước về Việt Nam, và sự sụt giảm của các mỏ khí, việc nhập khẩu khí LNG là giải pháp thiết yếu.
Về tình hình sử dụng khí tại Việt Nam, khí LNG được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và hộ tiêu thụ công nghiệp. Đặc biệt các dự án điện và kho cảng LNG đang khiến thị trường LNG tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Được biết, lượng khí LNG nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phục vụ chính cho việc sản xuất điện khí nhằm giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện than, cùng với đó là đảm bảo nguồn cung ổn định trước sự sụt giảm của tài nguyên than đá, thuỷ điện do hạn hán và khai thác quá mức đe dọa sản lượng phát điện trong tương lai gần.
Kho cảng LNG Thị Vải
Hiện nay, Việt Nam cũng đang gấp rút triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống kho cảng và cơ sở vật chất phù hợp để vận hành cơ sở nhập khẩu LNG. Chính phủ cũng đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chuẩn và quy định để tạo hành lang pháp lý phù hợp, mở đường cho việc chuyển đổi sử dụng LNG rộng rãi hơn trong thời gian tới.
3. Cơ hội từ thị trường LNG Việt Nam
Tổng quan lại, chúng ta có thể nhận thấy thị trường LNG Việt Nam đang có những cơ hội như sau:
-
Xu hướng chuyển đổi sử dụng LNG đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo cơ hội giúp Việt Nam thuận lợi tiếp cận với các nguồn cung LNG ổn định với mức giá tốt.
-
Sự chuyển dịch của các nhà máy sản xuất trên thế giới về Việt Nam cùng với sự gia tăng của các nhà máy nhiệt điện khí trong nước mở ra thị trường tiềm năng cho thị trường LNG Việt Nam trong nhiều năm tới.
-
Chính phủ Việt Nam có hoạch định chiến lược phát triển thị trường LNG rõ ràng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi sử dụng LNG.
Nhập khẩu LNG tại kho Thị Vải
4. Thách thức từ thị trường LNG Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội nêu trên, thị trường LNG Việt Nam cũng phải đối mặt với một nhiều thách thức, cụ thể:
-
Do gia nhập thị trường LNG quốc tế muộn, Việt Nam buộc phải tuân thủ các thông lệ quốc tế được định sẵn trong quá trình nhập khẩu LNG.
-
Cơ sở vật chất và hành lang pháp lý cho việc nhập khẩu LNG đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại.
-
Tình hình địa chính trị trên thế giới căng thẳng với cuộc xung đột Nga - Ukraine, tạo nên nhiều biến động lớn về nguồn cung và mức giá LNG trong thời gian tới.
5. Gas South - Nhà cung cấp LNG hàng đầu tại Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Khí Miền Nam - Gas South là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu khí tại Việt Nam. Trải qua hơn 23 năm hình thành và phát triển, Gas South đã cung cấp hơn 110 triệu Sm3 khí, tạo ra doanh thu hơn 7000 tỷ và dẫn đầu thị phần kinh doanh nhiên liệu khí trên toàn quốc.
Gas South - Nhà cung cấp LNG hàng đầu tại Việt Nam
Với khả năng cung cấp đồng thời cả 3 loại nhiên liệu LNG, LPG và CNG, cùng với 6 dịch vụ cơ bản bao gồm: sản xuất và phân phối, bảo dưỡng và sửa chữa, lắp đặt thiết bị, xây dựng công trình khí, vận chuyển, mua bán và cho thuê thiết bị công trình khí. Gas South luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về nhiên liệu khí của khách hàng với nguồn cung ổn định và mức giá cạnh tranh nhất. Chúng tôi luôn tự hào là người bạn đồng hành và là đối tác tin cậy trong hành trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ do Gas South cung cấp, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ:
-
Trụ sở chính: Lầu 4, PetroVietnam Tower, Số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
-
Hotline: 028.3910.0108 - 028.3910.0324
-
Email: lienhe@pgs.com.vn
-
OA Zalo: https://zalo.me/gassouth18006776
Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng cho phát triển kinh tế. Việc chuyển hướng sang sử dụng LNG sẽ là bước tiến quan trọng trong tiến trình đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng quốc gia. Hy vọng rằng, bài viết khám phá thị trường LNG Việt Nam do Gas South cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường LNG và nhận thức được tầm quan trọng của LNG đối với ngành năng lượng hiện nay.