Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt thay thế khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện. Tại nhiều quốc gia, than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên là ba loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến để phát triển điện. Trong đó, điện khí LNG là loại năng lượng kỳ vọng giúp giảm phát thải carbon, nhờ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực lên môi trường và bầu khí quyển. Điện khí LNG còn có ưu điểm linh hoạt, đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn do yếu tố thời tiết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về điện khí LNG là gì và tình hình phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng tại thị trường Việt Nam hiện nay.
1. Hiểu rõ hơn về điện khí LNG
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã trở thành một loại nhiên liệu ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt việc sử dụng khí thiên nhiên để phát điện được xem là giải pháp giúp phát triển năng lượng gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn về điện khí LNG là gì, bước đầu cần hiểu rõ về nhiên liệu LNG và quá trình sử dụng nhiên liệu này để phát triển điện.
Tình hình phát triển điện khí LNG tại Việt Nam
1.1. Điện khí LNG là gì?
Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên có thành phần chủ yếu là CH4 - Methane (chiếm 95%), được làm lạnh tại nhiệt độ -162oC để chuyển sang thể lỏng, cho sức chứa cao hơn rất nhiều so với CNG, thuận tiện cho việc tồn chứa và vận chuyển. Tại nơi tiêu thụ, LNG được tái hóa khí trở lại thành khí đốt và đưa vào sử dụng tương tự các loại nhiên liệu thông thường, phục vụ cho tiêu thụ điện, công nghiệp, khu đô thị, dân cư, v.v.
Trong phát triển điện khí LNG, khí thiên nhiên hóa lỏng được sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho dầu diesel dùng trong động cơ máy phát điện. Cụ thể, máy phát điện chạy bằng nhiên liệu diesel có thể được chuyển đổi sang dạng nhiên liệu kép.
1.2. Lợi ích của phát triển điện khí LNG
Sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong phát triển điện mang đến nhiều lợi ích, cụ thể:
- Điện khí LNG có lượng phát thải carbon ít hơn 45% so với điện than, ít hơn 30% so với đốt dầu, đồng thời giảm tới 90% lượng NOx, tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
- Cung cấp nguồn điện linh hoạt, không bị gián đoạn và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như điện gió hay mặt trời.
- LNG có giá trị năng lượng cao hơn, có thể tạo ra nhiều điện trên mỗi tấn nhiên liệu khí so với than đen.
- Khí đốt thiên nhiên dồi dào và phổ biến rộng rãi, được sản xuất và mua bán tại nhiều quốc gia vì thế rất dễ dàng tiếp cận nguồn cung.
- Đảm bảo nguồn cung nhiên liệu ổn định, lâu dài cho phát triển điện thay cho các nhiên liệu hoá thạch khác đang bước vào giai đoạn suy giảm.
2. Phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường, các quốc gia trên thế giới gồm cả Việt Nam không ngừng chú trọng việc lựa chọn và sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, bền vững, ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Việc sử dụng LNG cho lĩnh vực sản xuất điện giúp đảm bảo sự đa dạng các nguồn nhiên liệu sơ cấp cho phát điện, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, nâng cao bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí “Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG” đồng thời “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”. Ngoài ra, dự thảo Quy hoạch điện VIII xác định rõ quan điểm phát triển là giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than với mục tiêu giảm tối đa phát thải khí CO2; không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới; xem xét chuyển đổi một số nguồn điện sử dụng nhiên liệu than sang khí thiên nhiên hóa lỏng LNG.
Hiện bước đầu việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh LNG đã hoàn thành, với Dự án Kho cảng LNG Thị Vải đã sẵn sàng đưa vào sử dụng trong năm 2023. Bên cạnh đó là hàng loạt dự án nhà máy điện LNG đã được chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như có kế hoạch thực hiện. Nổi bật trong số đó có dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3 & Nhơn Trạch 4 được ký kết chuẩn bị khởi công, với tổng công suất khoảng 1500MW.
Xem thêm: Mua khí thiên nhiên hóa lỏng LNG ở đâu tại? Các dự án LNG tại Việt Nam
Phát triển điện khí LNG giúp tăng hiệu quả trong sản xuất điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng tại nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu LNG từ nước ngoài, cùng với đó là biến động về giá cả LNG trong những năm gần đây, khiến các dự án phát triển điện khí trong nước gặp nhiều thách thức. Gas South hiện là một trong những công ty kinh doanh khí LPG, khí thiên nhiên nén CNG hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực phân phối LNG tại Việt Nam, đang không ngừng thực hiện tốt công tác chuẩn bị để đón đầu nhập khẩu LNG trong thời gian tới.