Dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Hoạt động khai thác dầu mỏ diễn ra trong nhiều thập kỷ vừa qua đã góp phần thay đổi mọi mặt cuộc sống của con người hiện nay. Vậy, dầu mỏ được khai thác như thế nào, hãy cùng Gas South tìm hiểu tổng quan về ngành khai thác dầu khí trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Tổng quan về ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí là một lĩnh vực then chốt của nhiều quốc gia trên thế giới. Các công việc chủ yếu trong ngành này bao gồm: khảo sát, khai thác dầu mỏ từ các mỏ dầu và mỏ khí đốt, tách, lọc, xử lý, vận tải và xử lý các sản phẩm được tạo ra từ dầu mỏ.
Một số sản phẩm quan trọng từ dầu mỏ có thể được kể đến như: xăng, dầu diesel, dầu bôi trơn, khí hóa lỏng, khí tự nhiên và các hóa chất công nghiệp. Các sản phẩm này có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì nền văn minh công nghiệp hóa hiện đại ngày nay của con người.
Khai thác dầu là ngành công nghiệp trọng điểm của nhiều quốc gia.
2. Quy trình khai thác dầu mỏ.
Khai thác dầu mỏ là một quy trình phức tạp, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao và nguồn vốn đầu tư lớn. Để khai thác dầu, người ta phải thực hiện nhiều công đoạn như: thăm dò, khoan, hoàn thiện giếng, khai thác và vận chuyển dầu. Mỗi công đoạn đều cần có những thiết bị, công nghệ và phương pháp riêng biệt, cũng như phải đối mặt với những rủi ro và thách thức khác nhau, cụ thể như sau.
2.1 Giai đoạn tìm kiếm và định vị mỏ dầu.
Công nghệ địa chấn được xem là phương pháp “cổ điển” nhất được các nhà địa chất học sử dụng để tìm kiếm các bể dầu trong tự nhiên. Người ta sẽ tạo ra những vụ nổ lớn bằng mìn trong lòng đất, sau đó quan sát và ghi nhận sóng địa chấn phản hồi nhằm xác định kết cấu của các lớp địa tầng nhằm xác định mật độ của những lớp đất đá có khả năng hình thành nên bể chứa dầu.
Ngày nay, nhiều phương pháp định vị mỏ dầu tiên tiến hơn cũng được đưa vào sử dụng như: thiết bị đo từ trường và thiết bị đo trọng lực. Những thiết bị này có thể phát hiện ra những thay đổi rất nhỏ trong từ trường của Trái Đất, nhờ đó, các nhà địa chất có thể phát hiện ra ở đâu có dòng chảy của dầu. Trong quá trình thăm dò, các mũi điện tử siêu nhạy cảm cũng thường được sử dụng để xác định mùi vị của hydrocarbon (thành phần chính của dầu mỏ).
2.2 Giai đoạn khoan.
Sau khi vị trí của bể dầu được định vị, người ta sẽ tiến hành khoan một lỗ dài vào sâu lớp vỏ Trái Đất nhằm tạo ra các giếng dầu. Khi đã chạm đến lớp dầu bên trong mỏ, lỗ khoan sẽ được gia cường bằng các ống thép được đặt trong các lỗ kết hợp với kết cấu bê tông, cốt thép trên miệng giếng để xây dựng nền móng vững chắc. Cuối cùng, các van kiểm soát được gắn vào bên trên miệng giếng để kiểm soát dòng chảy và điều chỉnh áp suất trong quá trình khai thác.
Giếng khoan dầu được xây dựng trên biển.
2.3 Giai đoạn khai thác và thu hồi dầu.
Khi các giếng dầu được xây dựng hoàn tất, một hệ thống bơm sẽ được lắp đặt bên trên miệng giếng. Hệ thống bơm này chịu trách nhiệm tạo ra lực hút để hút dầu lên trên mặt đất thông qua quá trình hút và bơm để tạo áp lực. Trong một số trường hợp, dầu bên trong mỏ quá đặc khiến quá trình hút không thuận lợi. Người ra sẽ khoan thêm một lỗ thứ hai xuống mỏ dầu, sau đó đưa hơi nước nóng có áp suất cao để dầu loãng ra và được đẩy lên miệng giếng nhờ chênh lệch áp suất.
3. Tình hình khai thác dầu khí tại Việt Nam
Dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là trong khâu khai thác, cụ thể như sau:
-
Sản lượng dầu khai thác được liên tục suy giảm từ đỉnh 21 triệu tấn (2004) xuống còn 18 triệu tấn (2015) và gần đây nhất là 11 triệu tấn (2021). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do số lượng mỏ mới được tìm kiếm và khai thác còn quá ít trong khi các mỏ dầu lớn đang dần cạn kiệt theo thời gian.
-
Trữ lượng khí thiên nhiên và dầu mỏ của Việt Nam hiện nay vẫn duy trì ở mức đáng kể. Trong đó, trữ lượng đã được xác minh bao gồm khoảng 734 triệu m3 dầu và khoảng 798 tỷ m3 khí. Ngoài các khu vực đã được phát hiện và khai thác, vẫn còn nhiều khu vực chưa được thăm dò với tiềm năng khai thác rất cao.
-
Đầu tư thăm dò và khai thác mỏ dầu mới có xu hướng giảm sâu trong vài năm trở lại đây. Nguyên nhân chính là do các mỏ mới được phát hiện có sản lượng tương đối thấp và có vị trí xa bờ đòi hỏi chi phí khai thác và xây dựng đường ống vận chuyển rất cao.
-
Sản lượng khai thác và chế biến dầu mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu trong nước, chúng ta vẫn phải xuất đi 3.1 triệu tấn dầu thô và nhập về khoảng 10 triệu tấn dầu.
Sản lượng khai thác dầu của Việt Nam
4. Cạn kiệt dầu và nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, thế giới đang tiêu thụ khoảng 95 triệu thùng dầu. Trong khi đó, dầu mỏ là nguồn tài nguyên có hạn và không thể phục hồi được. Theo ước tính, trữ lượng dầu mỏ còn lại trên thế giới chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu của nhân loại trong vòng 50 năm nữa.
Do đó, việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ đang là vấn đề cấp thiết của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số các nguồn năng lượng thay thế, khí thiên nhiên đang được xem là loại nhiên liệu sạch có tiềm năng nhất nhờ trữ lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường so với dầu mỏ.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam - Gas South tự hào là nhà cung cấp nhiên liệu khí thiên nhiên đảm bảo uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Với lợi thế cung cấp đồng thời 3 loại nhiên liệu LNG, CNG, LPG bao gồm việc vận chuyển, tư vấn xây dựng lắp đặt và vận hành công trình khí. Gas South tự tin mang đến cho khách hàng nguồn cung ổn định với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường nhiên liệu khí hiện nay.
Gas South - nhà cung cấp nhiên liệu khí hàng đầu Việt Nam
Quý Khách Hàng có nhu cầu tham khảo thêm thông tin và nhận báo giá, vui lòng liên hệ trực tiếp để được Gas South hỗ trợ nhanh nhất:
-
Trụ sở chính: Lầu 4, PetroVietnam Tower, Số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
-
Hotline: 028.3910.0108 - 028.3910.0324
-
Email: lienhe@pgs.com.vn
-
OA Zalo: https://zalo.me/gassouth18006776
Khai thác dầu mỏ là một ngành công nghiệm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và an ninh năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình khai thác dầu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Vì vậy, cần có những phương pháp quản lý và khai thác hợp lý nhằm tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác dầu đến môi trường. Hy vọng, bài viết này của Gas South đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về quá trình khai thác dầu khí tại Việt Nam và trên thế giới.
--Văn Thắng--