Khí tự nhiên được xem là nhiên liệu hóa thạch sạch nhờ ít phát thải carbon trong quá trình tiêu thụ. Ngày nay, khí đốt tự nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như tiêu thụ công nghiệp, làm nhiên liệu thay thế trong giao thông vận tải, hay thay thế khí khô trong phát triển điện. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khí thiên nhiên và những tác động tích cực của loại nhiên liệu này cho môi trường sống trong tương lai.
1. Hiểu rõ hơn về khí tự nhiên (Natural Gas)
Khí tự nhiên hay còn gọi là khí thiên nhiên (Natural Gas) có thành phần chính là Methane chiếm tỷ lệ 85 - 90% cùng hỗn hợp các khí như Ethane, Propane và Butan.
Khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch, được khai thác từ các hồ chứa bên dưới bề mặt trái đất. Sau khi được khai thác, khí tự nhiên được chuyển đến các nhà máy xử lý khí để loại bỏ tạp chất và sản phẩm phụ, sau đó vận chuyển qua đường ống dẫn đến nơi tiêu thụ, hoặc đưa đến các nhà máy chế biến, tồn chứa trong bình khí cung cấp cho người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường có hai dạng nhiên liệu khí thiên nhiên được ứng dụng phổ biến là khí thiên nhiên nén (CNG) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
2. Tác động tích cực và tiêu cực của khí thiên nhiên đến môi trường
Khí tự nhiên là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được đánh giá cao về tính thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể khí tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người ra sao, nội dung bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
2.1. Tác động tích cực
-
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 45% so với than đá), mà quá trình đốt cháy không để lại cặn nhiên liệu, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ và chi phí xử lý sự cố môi trường.
-
Sử dụng khí thiên nhiên trong sản xuất điện giúp giảm đến 50% phát thải carbon so với điện than, đồng thời đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định, hạn chế sự gián đoạn do ảnh hưởng bởi thời tiết so với điện gió, điện mặt trời.
-
Khí thiên nhiên đặc biệt là CNG thay thế cho cho xăng, dầu trong giao thông vận tải giúp giảm thiểu khí thải ra môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu bởi giá thành thấp hơn đáng kể so với nhiên liệu truyền thống.
-
Sau khi xử lý, khí thiên nhiên nén (CNG) chỉ chiếm khoảng 1/200 và khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn, mang đến lợi thế cho tồn chứa và vận chuyển khối lượng lớn, nguy cơ cháy nổ từ rò rỉ khí trong quá trình vận chuyển cũng thấp hơn xăng dầu.
2.2. Tác động tiêu cực
-
Khí thải carbon dioxide: Quá trình sử dụng khí thiên nhiên vẫn phát thải khí carbon dioxide mặc dù ít hơn so với các nhiên liệu truyền thống, do đó vẫn mang đến những tác động tiêu cực cho môi trường và bầu khí quyển.
-
Rò rỉ khí tự nhiên: Quá trình khai thác, lưu trữ, vận chuyển và phân phối khí tự nhiên có thể gây rò rỉ vào khí quyển, gây suy thoái tầng ozon, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
-
Suy thoái tài nguyên: Tương tự như các nhiên liệu hóa thạch khác, khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu không thể tái tạo và có thể cạn kiệt dần. Do đó, sản lượng nhiên liệu nếu không được khai thác có lộ trình và kế hoạch có thể đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên.
-
Nguy cơ cháy nổ: Các vụ nổ liên quan đến rò rỉ khí thiên nhiên gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Khí tự nhiên chính là lựa chọn hoàn hảo thay thế cho nhiên liệu truyền thống trong kỷ nguyên hiện đại, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường sống và hướng đến tương lai lành mạnh. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng khí tự nhiên cần có kế hoạch bền vững nhằm bảo tồn nguồn nhiên liệu trong khi vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội và gìn giữ môi trường sống của con người.